Để máy tính hoạt động ổn định thì nguồn máy tính là một yếu tố không thể thiếu. Nó chịu trách nhiệm cung cấp nguồn điện cho toàn bộ hệ thống. Trong bài viết này, Blogthuthuat24h.edu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu nguồn máy tính là gì? Làm sao để lựa chọn nguồn máy tính phù hợp. Hãy cùng theo dõi nhé.
Bạn đang đọc: Nguồn máy tính là gì? Hướng dẫn lựa chọn nguồn máy tính phù hợp
Nguồn máy tính là gì
Vậy nguồn máy tính là gì? Nó là thành phần quan trọng giúp cung cấp điện cho các phần khác trong máy tính. Nó chuyển đổi điện áp từ ổ cắm thành các dòng điện phù hợp cho bo mạch chủ, CPU, card đồ họa, ổ cứng và các thành phần khác trong máy tính.
Vai trò của nguồn máy tính là gì
Nguồn máy tính sinh ra là để cung cấp nguồn điện ổn định và phù hợp cho các thành phần khác trong hệ thống máy tính. Nó giúp máy tính có thể khởi động và hoạt động bình thường.
Ngoài ra, nguồn máy tính cũng đảm nhận vai trò bảo vệ hệ thống. Nó có các tính năng như bảo vệ quá tải, bảo vệ ngắn mạch, bảo vệ quá nhiệt và bảo vệ điện áp ổn định. Điều này giúp ngăn chặn các sự cố điện có thể gây hại cho các thành phần máy tính và đảm bảo sự ổn định, an toàn trong quá trình sử dụng.
Hướng dẫn lựa chọn nguồn máy tính phù hợp
Việc lựa chọn một nguồn máy tính chất lượng và phù hợp với yêu cầu của hệ thống là điều quan trọng để đảm bảo hoạt động ổn định, bền bỉ của máy tính. Vậy nên, bạn hãy đọc kỹ các yêu cầu dưới đây để có thể lựa chọn nguồn máy tính phù hợp nhất.
Công suất tiêu thụ
Đây là yếu tố quan trọng nhất khi tìm kiếm một nguồn phù hợp. Nếu công suất quá thấp so với nhu cầu, hệ thống có thể không hoạt động ổn định khi đạt đến tải cao.
Ngược lại, công suất quá lớn cũng có thể gây lãng phí. Vậy nên bạn cần tính toán công suất dựa trên yêu cầu của các linh kiện tiêu tốn nhiều điện năng, ví dụ như card đồ họa.
Kích thước nguồn máy tính
Kích thước nguồn máy tính cũng là một yếu tố quan trọng, phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích và điều kiện thực tế của hệ thống máy tính.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn test màn hình laptop đúng chuẩn và chi tiết nhất
Các kích thước phổ biến nhất là chuẩn ATX, tiếp theo là SFX và SFX-L cho những người dùng cần tiết kiệm không gian. Bên cạnh đó, cần đối chiếu kích thước với vỏ máy tính để tránh thiếu hụt diện tích.
Hiệu suất chuyển đổi
Nguồn máy tính chuyển đổi nguồn điện xoay chiều (AC) thành nguồn điện một chiều (DC) để cung cấp cho các linh kiện điện tử trong máy tính.
Trong quá trình chuyển đổi, sẽ có mất mát năng lượng như chuyển đổi nhiệt năng. Hiệu suất càng cao, bạn càng tiết kiệm điện. Có nhiều cấp độ hiệu suất từ cơ bản đến cao cấp, ví dụ như 80 Plus White đạt 80%, đến 80 Plus Titanium có thể đạt 90-96%.
Dạng dây kết nối
>>>>>Xem thêm: Top 5 màn hình di động setup góc làm việc cực chất tại HACOM
Các dạng dây kết nối của nguồn máy tính là gì? Trước khi lựa chọn thì bạn cần xem xét dựa trên nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ. Có ba dạng chính bao gồm:
- Non-modular: Đây là loại phổ biến nhất và giá rẻ nhất. Các dây cấp nguồn được hàn dính liền trên bo mạch trong của nguồn máy tính.
- Full-modular: Loại này thiết kế các lỗ cắm vào bộ nguồn và dây cắm có thể tách rời riêng biệt. Điều này giúp giảm dây rối trong máy tính và tạo ra một hệ thống gọn gàng hơn.
- Semi-modular: Đây là sự kết hợp của hai loại trên. Các dây quan trọng như dây nguồn chính, dây CPU và VGA sẽ được hàn ngay trên nguồn, trong khi các dây khác có thể là dạng cáp rời.
Blogthuthuat24h.edu.vn đã cùng bạn tìm hiểu về nguồn máy tính là gì và những điều cần lưu ý khi lựa chọn nguồn máy tính phù hợp. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Đừng quên theo dõi trang của chúng tôi để cập nhật những thông tin công nghệ mới nhất nhé.