Ngoài CPU, RAM,… VRAM cũng là một bộ phận không thể thiếu cấu tạo nên một chiếc máy tính laptop hoàn chỉnh. Nếu không có VRAM thì việc hiển thị đồ họa sẽ không được đồng đều và mượt mà. Tuy nhiên có rất nhiều người không biết VRAM là gì? Làm sao để nâng cấp dung lượng VRAM? Hãy cùng Blogthuthuat24h.edu.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: [A-Z] Tất tần tật thông tin về VRAM là gì? Cách tăng dung lượng VRAM đơn giản
Định nghĩa VRAM là gì?
VRAM là gì? VRAM là viết tắt của cụm từ Video Random Access Memory. Đây là một loại bộ nhớ đặc biệt được dùng để lưu trữ hình ảnh và video đang được máy tính hiển thị. Nó đóng vai trò chính là bộ nhớ đệm giữa CPU và card màn hình. Khi hình ảnh đầu tiên được hiện trên màn hình sẽ được ghi vào VRAM qua bộ xử lý dọc.
VRAM có tốc độ truy xuất nhanh. Đồng thời cho phép card đồ họa xử lý, hiển thị các hình ảnh, video phức tạp một cách mượt mà và nhanh chóng. Nó có thể được gắn kết trực tiếp trên card đồ họa hoặc chia sẻ từ bộ nhớ chính của máy tính.
Ngoài VRAM, NVRAM cũng được nhiều người quan tâm. Vậy NVRAM là gì? Đây là loại bộ nhớ không bay hơi, tức là việc lưu trữ dữ liệu sẽ không mất đi khi máy tính tắt. Nó được sử dụng để lưu trữ cấu hình và dữ liệu quan trọng của máy tính như BIOS/UEFI.
Vram để làm gì?
Ngoài việc trả lời: “VRAM là gì?” thi bạn cũng cần nên biết một số công dụng chính của VRAM. Dưới đây là một vài ứng dụng mà Blogthuthuat24h.edu.vn tổng hợp và liệt kê:
Lưu trữ dữ liệu hình ảnh và video: VRAM được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu tạm thời liên quan đến hình ảnh và video. Bao gồm thông tin về màu sắc, độ phân giải, độ sâu màu và các bộ đệm đồ họa khác. Điều này cho phép hệ thống đồ họa truy cập nhanh chóng và hiệu quả giúp xử lý, hiển thị hình ảnh một cách mượt mà.
Xử lý hình ảnh và video: VRAM cung cấp một không gian làm việc cho các phép toán đồ họa. Nó cho phép card đồ họa thực hiện các phép biến đổi, tính toán. Ngoài ra, cung cấp khả năng xử lý đồ họa độc lập và giảm tải cho bộ xử lý chính của hệ thống.
Đồ họa 3D và game: Nó lưu trữ các dữ liệu đồ họa phức tạp như mô hình 3D, vật liệu, ánh sáng và các thông tin khác liên quan đến hiển thị đồ họa. VRAM giúp tăng hiệu suất đồ họa và đảm bảo trải nghiệm game tốt nhất.
Đa màn hình: VRAM cũng hỗ trợ việc kết nối và hiển thị trên nhiều màn hình cùng một lúc. Nó cho phép hệ thống đồ họa xử lý và lưu trữ dữ liệu hình ảnh cho mỗi màn hình độc lập. Điều này giúp đảm bảo hiển thị đồng nhất trên các màn hình khác nhau.
Sự khác biệt của VRAM và RAM
Có những điểm khác nhau giữa RAM và VRAM là gì? Hãy cùng theo dõi thông tin dưới đây nhé.
Về chức năng
- VRAM: VRAM được sử dụng chủ yếu trong các card đồ họa và thiết bị xử lý hình ảnh để lưu trữ và xử lý dữ liệu hình ảnh và video. Nó đảm nhận nhiệm vụ hiển thị hình ảnh trên màn hình, xử lý đồ họa 2D và 3D, và hỗ trợ các tác vụ liên quan đến đồ họa. Để đảm bảo tốt nhất chất lượng hình ảnh bạn có thể sử dụng Vram VGA hoặc Vram Samsung.
- RAM: RAM là một loại bộ nhớ tổng quát trong hệ thống máy tính, được sử dụng để lưu trữ, truy cập tạm thời dữ liệu và các chương trình đang hoạt động. Nó đảm nhận nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu, mã lệnh mà hệ điều hành và các ứng dụng đang sử dụng.
Mục đích sử dụng
- VRAM: VRAM được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu xử lý đồ họa và hiển thị hình ảnh. Nó chứa dữ liệu hình ảnh, video và thông tin đồ họa liên quan, giúp tăng cường hiệu suất đồ họa và trải nghiệm người dùng.
- RAM: RAM được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và mã lệnh mà các chương trình đang chạy trên hệ thống. Nó cung cấp không gian để lưu trữ tạm thời dữ liệu và cho phép truy cập nhanh chóng linh hoạt.
Đặc điểm vị trí
- VRAM: VRAM thường được tích hợp trực tiếp trên card đồ họa hoặc các thiết bị xử lý hình ảnh. Điều này giúp giảm độ trễ và tăng tốc độ truy cập dữ liệu đồ họa.
- RAM: RAM thường được gắn kết trực tiếp trên bo mạch chủ (mainboard) hoặc trong các module RAM đặc biệt. Nó có thể được truy cập bởi tất cả các thành phần khác của hệ thống.
Thông số kỹ thuật
- VRAM: VRAM thường có tốc độ truy cập cao và băng thông lớn để đáp ứng yêu cầu xử lý đồ họa nhanh chóng. Nó có thể có dung lượng khác nhau như: vram 1gb, vram 4gb, vram 8gb, …
- RAM: RAM có tốc độ truy cập cao và dung lượng lớn hơn so với VRAM. RAM thường có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, nhưng băng thông thấp hơn so với VRAM.
Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra dung lượng VRAM
Để kiểm tra máy tính của bạn có bao nhiêu dung lượng VRAM, bạn có thể thực hiện các bước kiểm tra dưới đây:
Bước 1: Sử dụng phím tắt Windows + I để mở cửa sổ Settings.
Bước 2: Khi cửa sổ Settings xuất hiện, bạn tìm và lựa chọn System Sau đó, ở khung phía trái nhấn chọn Display.
Bước 3: Tiếp theo tìm và chọn Advanced display settings.
Bước 4: Sau đó, bạn lựa chọn màn hình muốn kiểm tra dung lượng VRAM, và tại phần góc cuối phía dưới click Display adapter properties
Bước 5: Xuất hiện cửa sổ mới, tại đây bạn chọn mục Dedicated Video Memory để kiểm tra dung lượng VRAM.
Ngoài ra, nếu máy của bạn có VRAM VGA thì bạn nên thường xuyên kiểm tra VRAM có bị lỗi VGA không. Vậy lỗi VRAM VGA là gì? Đây là lỗi thường xảy ra khi có vấn đề liên quan đến bộ nhớ đồ họa trên card đồ họa máy tính. Điều này có thể gây ra các vấn đề như hiển thị hình ảnh không chính xác, giật lag, hoặc gây crash hệ thống.
Phân loại vram có sẵn
Multibank Dynamic RAM (MDRAM): Đây là một loại RAM có hiệu suất cao được phát triển bởi MoSys. Bộ nhớ RAM có thể truy cập riêng lẻ bởi nó được chia thành nhiều phần 32 KB. Chính vì thế nó sẽ giúp truyền tải bộ nhớ hiệu quả hơn, từ đó tăng hiệu suất tổng thể. Đặc biệt, mức giá của MDRAM này thường thấp hơn so với các loại VRAM khác.
Tìm hiểu thêm: Touchpad bị đơ: Nguyên nhân và các cách khắc phục hiệu quả
Rambus Dynamic RAM (RDRAM): Được sản xuất bởi Rambus. Nó được thiết kế bởi một bus độc quyền giúp tăng tốc luồng dữ liệu giữa VRAM và bộ đệm frame.
Synchronous Graphics RAM (SGRAM): Đây là một loại VRAM có mức giá khá rẻ. Bởi nó là DRAM nhưng lại được đồng bộ hóa với đồng hệ hệ thống. SGRAM là loại bộ nhớ một cổng, nhưng có thể mở ra hai trang bộ nhớ cùng lúc. Ngoài ra, nó còn có thể hoạt động giống như bộ nhớ cổng kép.
Window RAM hay viết tắt là WRAM – loại VRAM sở hữu hiệu suất vô cùng cao. Nó có khả năng hoạt động như bộ nhớ cổng kép và băng thông cao hơn khoảng 25% so với VRAM tiêu chuẩn. Tuy nhiên chi phí lại thấp hơn.
Hướng dẫn cách tăng dung lượng vram
Trước khi tăng dung lượng VRAM thì bạn cần biết “VRAM clock offset MSI là gì là?”Nó là một tính năng trong phần mềm điều khiển của MSI cho phép người dùng điều chỉnh tốc độ đồng hồ VRAM trên card đồ họa. Điều này sẽ giúp máy đạt hiệu suất tốt hơn với các yêu cầu đồ họa. Dưới đây là 2 cách tăng dung lượng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hãy tham khảo qua nhé.
Sử dụng BIOS để tăng dung lượng VRAM
Bước 1: Truy cập vào BIOS, vào menu và chọn tên Advanced Features, Advanced Chipset Features hoặc lựa chọn các tùy chọn tương tự.
Bước 2: Sau đó, chọn phần mục Graphics Settings, Video Settings hoặc VGA Share Memory Size.
Bước 3: Tại mục Pre-Allocated VRAM bạn có thể tăng dung lượng Vram phù hợp với nhu cầu. Dung lượng VRAM mặc định là 128MB, bạn có thể tăng lên 256MB hoặc 512MB.
Bước 4: Sau đó lưu lại cấu hình và khởi động lại máy là việc thay đổi dung lượng VRAM của bạn là đã hoàn thành xong.
Tuy nhiên phương pháp này sẽ không sử dụng cho tất cả các loại bo mạch chủ.
Sử dụng Registry Editor để tăng dung lượng VRAM
Bước 1: Dùng phím tắt Windows + R để khởi chạy cửa sổ Run. Sau đó, nhập “regedit”, nhấn phím Enter để mở Registry Editor.
Bước 2: Sau khi xuất hiện cửa sổ Registry Editor, bạn sử dụng link dưới đây để điều hướng: HKEY_LOCAL_MACHINESoftwareIntel
Tiếp theo hãy kích chuột phải chọn Intel chọn New => Key. Bạn sử dụng tên key mới là GMM.
Bước 3: Ở phần khung bên trái, bạn lựa chọn GMM sau đó chọn New => Dword (32-bit) Value và đặt tên giá trị mới là DedicatedSegmentSize.
Bước 4: Tìm DedicatedSegmentSize sau đó kích đúp chuột, trong khung Value data thay đổi giá trị là 512. Tại mục Base thì lựa chọn Decimal.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra bảo hành màn hình Dell chi tiết nhất!
Bước 5: Sau khi hoàn thành thì lưu lại cấu hình và khởi động lại máy tính là xong.
Với những thông tin chi tiết phía trên, Blogthuthuat24h.edu.vn đã vừa giải đáp thắc mắc cho bạn VRAM là gì? Hy vọng với bài viết này bạn đã có đầy đủ những kiến thức cần thiết để có thể hiểu hơn về máy tính cũng như card đồ họa. Mọi thắc mắc xin liên hệ với hotline: 1900.1903 hoặc website https://hacom.vn/ để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn miễn phí nhé!