Mở hộp Intel Core i9-12900KS – Vi xử lý để bàn nhanh nhất thế giới

Mở hộp Intel Core i9-12900KS – Vi xử lý để bàn nhanh nhất thế giới

Đầu tháng 4 vừa qua, chính xác là vào ngày 5/4/2022, Intel đã chính thức tung ra mẫu vi xử lý nhanh nhất thế giới dành cho máy tính để bàn – Core i9-12900KS. Với mức xung turbo đến 5.5 GHz, Core i9-12900KS nhanh hơn 300 MHz so với Core i9-12900K trước đó, vốn dừng lại ở 5.2 GHz. Mức giá đề xuất của Intel cho “world’s fastest desktop processor” là 739 USD, cao hơn 150 USD so với i9-12900K. Tại Việt Nam, anh em có thể sở hữu Intel Core i9-12900KS với giá loanh quanh khoảng 21 triệu đồng, chênh lệch khoảng vài trăm nghìn đồng tùy thuộc vào chính sách của cửa hàng.

Bạn đang đọc: Mở hộp Intel Core i9-12900KS – Vi xử lý để bàn nhanh nhất thế giới

Mở hộp Intel Core i9-12900KS – Vi xử lý để bàn nhanh nhất thế giới

Nếu anh em từng sở hữu Intel Core i9-12900K trước đó thì cách đóng gói của i9-12900KS không có gì quá xa lạ, thế nhưng đây sẽ là sự ngạc nhiên cho những ai lần đầu tiên mua vi xử lý phân khúc cao cấp mới từ Intel. Tuy không cung cấp kèm quạt tản nhiệt sản xuất riêng như ngày xưa, Intel vẫn tìm ra cách đóng hộp gây ấn tượng mạnh, kích thước lớn dù bên trong, CPU cũng không lớn hơn những thế hệ trước quá nhiều. Điểm khác biệt giữa hộp đựng i9-12900KS và i9-12900K là dòng chữ Special Edition, viết tắt của ký tự S trong tên sản phẩm.

Mở hộp Intel Core i9-12900KS – Vi xử lý để bàn nhanh nhất thế giới

Hộp có thiết kế trống 2 mặt để lộ 1 “tấm” wafer vàng bên trong khá đẹp mắt, nhờ vậy mà cho dù có kích thước lớn, anh em vẫn có thể cầm bằng 1 tay dễ dàng vì có rất nhiều điểm tựa.

Mở hộp Intel Core i9-12900KS – Vi xử lý để bàn nhanh nhất thế giới

Chúng ta cùng “bóc tem” Intel Core i9-12900KS.

Mở hộp Intel Core i9-12900KS – Vi xử lý để bàn nhanh nhất thế giới

Đây là tấm wafer chứa nhân vật chính bên trong. Wafer này được hoàn thiện bóng, rất dễ bám dấu tay. Anh em có thể mở ra bằng cách vặn 2 nửa hộp ngược chiều nhau là được. Đi kèm bên trong là tài liệu mà hầu như chúng ta chẳng bao giờ đọc, ngay trên đó là tem sản phẩm dùng trang trí trên thùng máy hoặc chỗ nào mà anh em thích. Cá nhân mình cảm thấy sẽ thích hơn nếu tem Intel Core i9 này được thiết kế riêng, thêm dòng chữ Special Edition trên đó.

Tìm hiểu thêm: Adapter thẻ nhớ là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chi tiết từ A-Z

Mở hộp Intel Core i9-12900KS – Vi xử lý để bàn nhanh nhất thế giới

Intel Core i9-12900KS có 16 nhân với cấu trúc 8 + 8 tương tự như i9-12900K. Vi xử lý thế hệ 12 – Alder Lake – sử dụng kiến trúc hiệu năng lai, kết hợp 2 loại nhân gồm Performance và Efficiency, đều được sản xuất trên tiến trình Intel 7 (SuperFin 10 nm). Nhân Performance (Golden Cove) chuyên xử lý các tác vụ nặng về hiệu năng, trong khi nhân Efficiency (Gracemont) dành cho các tác vụ nhẹ, chạy nền hoặc khi cần tiết kiệm năng lượng.

Mở hộp Intel Core i9-12900KS – Vi xử lý để bàn nhanh nhất thế giới

Mức PBP (Processor Base Power) 150 W – cao hơn 25 W so với i9-12900K – và MTP (Maximum Turbo Power) 241 W (giữ nguyên) góp phần cho phép Core i9-12900KS có danh hiệu vi xử lý để bàn nhanh nhất thế giới. Công suất cao hơn của vi xử lý là kết quả khi nó có thể hoạt động được ở mức xung turbo đến 5.5 GHz. Intel có 5 công nghệ Boost cho vi xử lý, nhưng mẫu i9-12900K trước đó chỉ hỗ trợ 2, trong khi i9-12900KS hỗ trợ đầy đủ để đẩy xung hoạt động cũng như hiệu năng lên cao nhất. 5 công nghệ Boost này gồm:

  • Turbo Boost 2.0: Tăng xung nhịp nếu con chip hoạt động dưới mức thông số kỹ thuật về công suất, dòng điện và nhiệt độ.
  • Turbo Boost Max 3.0: Những nhân nhanh nhất sẽ được xác định qua quá trình binning (quá trình phân loại để chọn ra các nhân hoạt động tốt nhất), sau đó Windows scheduler sẽ đưa các tác vụ nặng yêu cầu tốc độ và sức mạnh xử lý vào 2 nhân có tốc độ nhanh nhất (cũng là 2 nhân được ưa chuộng – favored core). Con chip vẫn phải đáp ứng điều kiện đang hoạt động dưới mức thông số kỹ thuật về công suất, dòng điện và nhiệt độ.
  • Single-Core Thermal Velocity Boost: Favored core nhanh nhất có thể tăng tốc thậm chí cao hơn cả mức Turbo Boost Max 3.0 nếu dưới ngưỡng nhiệt xác định trước (70 độ C) kèm theo các yếu tố khác tương tự như Turbo Boost Max 3.0.
  • All-Core Thermal Velocity Boost: Tăng tốc xung nhịp cho tất cả nhân đang hoạt động và chip có nhiệt độ dưới 70 độ.
  • Adaptive Boost Technology: Cho phép linh động điều chỉnh xung nhịp turbo của tất cả các nhân khi có 4 nhân trở lên đang hoạt động. Tính năng này không có ngưỡng boost đảm bảo, do nó sẽ khác biệt dựa trên chất lượng silicon của con chip, tản nhiệt và nguồn điện.

Mở hộp Intel Core i9-12900KS – Vi xử lý để bàn nhanh nhất thế giới

Theo đó, Single-Core Thermal Velocity Boost cho phép 2 favored core nhanh nhất có thể boost đến mức 5.5 GHz nếu chúng không quá 70 độ, trong khi All-Core Thermal Velocity Boost tăng tốc cho tất cả các nhân P đến 5.2 GHz nếu dưới 70 độ, 5.1 GHz nếu trong khoảng 70 – 90 độ và 5 GHz nếu trên 90 độ. Với Adaptive Boost Technology (ABT), anh em có thể nghĩ theo hướng ABT là ép xung vi xử lý tự động, nhưng được Intel chứng nhận và cho phép, không mất bảo hành.
 
Mở hộp Intel Core i9-12900KS – Vi xử lý để bàn nhanh nhất thế giới
 
Intel Core i9-12900KS vẫn hỗ trợ PCIe 5.0 và RAM DDR4-3200/DDR5-4800 nhờ có 2 điều khiển RAM riêng biệt, dù vậy anh em không thể sử dụng cùng lúc 2 loại RAM khác nhau. Vi xử lý cung cấp 16 làn PCIe 5.0 dành cho đồ họa và lưu trữ, trong khi 4 làn PCIe 4.0 khác dành cho ổ M.2. Ngoài ra, Core i9-12900KS cũng tích hợp nhân đồ họa UHD Graphics 770, gồm 32 EU hoạt động ở mức xung gốc 300 MHz, boost 1550 MHz, tương tự như i9-12900K.
Mở hộp Intel Core i9-12900KS – Vi xử lý để bàn nhanh nhất thế giới

>>>>>Xem thêm: Build PC là gì? Kinh nghiệm tự build PC bạn cần nắm rõ


 
Mình sẽ có phần thử nghiệm hiệu năng riêng, và theo kết quả thì Core i9-12900KS rất nóng, ngay cả 1 bộ tản nhiệt 420 mm như Corsair H170i Elite LCD cũng không thể khiến cho nó tránh khỏi tình trạng throttling.
 
Theo TinhTe

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *